Sự Tương Quan Giữa Tiếng Nhật Và Tiếng Việt

bình luận Bài viết hay, (5/5)
Đăng ký JLPT online 12/2023

Để học tiếng Nhật, có lẽ chúng ta phải giải mã một chút những điều bí ẩn về nó. Hôm nay Tiengnhatdongian.com sẽ diễn giải ngôn ngữ tiếng Nhật một cách đơn giản, dễ hiểu nhất có thể. Cùng với đó, tôi cũng sẽ so sánh với tiếng Việt để các bạn thấy rằng hai ngôn ngữ … không khác nhau nhiều.

=> Ngược với tiếng Việt

Bổ ngữ (修飾語しゅうしょく, kanji: TU SỨC NGỮ) là từ ngữ dùng để bổ nghĩa (làm rõ nghĩa) cho một từ ngữ khác, tiếng Anh gọi là modifier.
Ví dụ: “Kia là bông hoa tôi mua” thì “tôi mua” bổ nghĩa cho “bông hoa”.

Bổ ngữ tiếng Nhật luôn đứng trước từ được bổ ngữ, ví dụ:

あかはな = bông hoa đỏ, あかい => はな
ベトナム学生がくせい= học sinh Việt Nam, ベトナム => 学生
がくせい
 
ja modifier
日本語にほんご修飾語しゅうしょくご = Bổ ngữ tiếng Nhật (Japanese Modifier)

 

Dạng thông thường sẽ dùng trợ từ “の”  (“của”) để bổ nghĩa:

N2 の N1

Trong đó N2 bổ nghĩa cho N1.

わたしのお金  きん= Tiền của tôi

わたし (của tôi)” bổ nghĩa cho ” かね” (tiền).

わたしちち = Ba tôi
Quảng cáo giúp Tiếng Nhật Đơn Giản duy trì Website LUÔN MIỄN PHÍ
Xin lỗi vì đã làm phiền mọi người!

Ngoài ra có thể đặt trực tiếpN2 N1 để bổ nghĩa, ví dụ:
ベトナム学生 がくせい= Học sinh Việt Nam,
行政機関ぎょうせいきかん = Cơ quan hành chính,
試用しよう期間きかん = Thời gian thử việc, v.v…

=> Mấu chốt: Khi đã là cụm từ quen thuộc thì ít dùng trợ từ “の”; ngoài ra dùng “の” nhiều quá cũng khiến câu văn lủng củng.

Ví dụ:
サイゴン のよる= Đêm Sài Gòn; ở đây “よる” (đêm) đứng cuối là danh từ chính
よるの サイゴン = Sài Gòn của ban đêm, Sài gòn về đêm => “Saigon” là danh từ chính

Danh từ chính luôn đứng cuối và khi chuyển sang tiếng Việt chúng ta phải để đầu tiên rồi mới tới các bổ ngữ.
Nếu bạn không ý thức được điều này bạn sẽ dễ hiểu sai hay dịch nhầm. Tôi sẽ đưa ra ví dụ sau:

かれ三人さんにん
三人さんにんかれ
かれら: họ;三人さんにん: ba người

=> Các bạn có thấy sự khác nhau không? Các bạn sẽ dịch ra như thế nào? Bạn hãy thử dịch nhé.
Còn Tiengnhatdongian.com sẽ đưa ra đáp án như sau:

かれらの三人さんにん = ba người trong số họ (nghĩa là “họ” có nhiều hơn 3 người) => “かれ” bổ nghĩa cho “三人さんにん
三人さんにんかれ= ba người bọn họ (“họ” có đúng 3 người) / bọn họ ba người (làm gì đó) => “三人さんにん” bổ nghĩa cho “かれ
Tất nhiên cả hai cũng có thể hiểu là “ba người bọn họ” (có đúng ba người) nhưng cách hiểu thông thường sẽ là như trên. Nhiều người vẫn dùng 2 trường hợp trên cùng ý nghĩa nhưng để tránh hiểu nhầm thì bạn nên phân biệt chúng.

Ví dụ:
昨日きのう市場しじょうったあかはな = bông hoa màu đỏ tôi mua ở chợ hôm qua
đây “はな” (hoa) có 2 bổ ngữ: “tôi mua ở chợ hôm qua” (昨日きのう市場しじょうった) và “màu đỏ / đỏ” .
Trường hợp có nhiều bổ ngữ thì sẽ thường xếp liên tiếp. Sơ đồ bổ ngữ như sau:

昨日きのう市場しじょうった => はな
あか=>
はな


Ví dụ:

時間じかんわすれるほど夢中むちゅうになる ゲーム
trò chơi mà tôi say mê quên cả thời gian

ゲーム” (trò chơi) có một bổ ngữ là “夢中むちゅうになる” (“tôi say mê”) nhưng để diễn tả “tôi say mê như thế nào” thì “say mê” lại có thêm bổ ngữ là “時間じかんわすれるほど” (đến mức quên cả thời gian). Sơ đồ bổ nghĩa như sau:

時間じかんわすれるほど =>夢中むちゅうになる => ゲーム

trò chơi <= tôi say mê <= quên cả thời gian

Quảng cáo giúp Tiếng Nhật Đơn Giản duy trì Website LUÔN MIỄN PHÍ
Xin lỗi vì đã làm phiền mọi người!

Để nhấn mạnh bổ ngữ, tiếng Việt dùng ““:

Món cá tôi làm => Món cá mà tôi làm

Nhấn mạnh như vậy chúng ta sẽ làm câu nói dễ hiểu hơn rất nhiều. Tiếng Nhật cũng … giống hệt tiếng Việt (vì thật ra mọi ngôn ngữ đều có vai trò như nhau: Phục vụ cho cuộc sống của con người).
Ví dụ:

どくがある キノコ =>どくのある キノコ
Nấm có độc => Nấm độc

Tại sao lại như vậy? Bởi vì nếu nói “どくがある キノコ ” thì lại có thể hiểu như đây là một vế câu với chủ ngữ là “どく” và vị ngữ là “ ある キノコ ” (“một cây nấm nào đó”) và sẽ có thể gây hiểu nhầm hay phức tạp câu văn. Vì thế nếu dùng “どくがある キノコ ” thì sẽ rõ ràng “どく” ở đây là bổ nghĩa.
Tương tự:
わたしあいしているひと (người tôi yêu) có thể gây hiểu nhầm sang わたしあいしているひと (người yêu tôi) cho nên để chắc cú nhất thì ta nên dùng cụm sau:

わたしあいしている人  = Người mà tôi yêu

Các bạn cũng cần biết là:

どくがある キノコ  và  どくのある キノコ

có cấu tạo ngữ pháp khác nhau. どくがある キノコ ,  ” キノコ ” được bổ nghĩa bởi một VẾ CÂU (Phrase,) là “どくがある “.
Còn どくのある キノコ ,  “ キノコ ” được bổ nghĩa bởi một bổ ngữ (tính chất) là “どくのある “, bổ ngữ kiểu này bắt buộc phải có một danh từ đi ngay sau.

⑧ Kết luận về bổ ngữ tiếng Nhật

– Để hiểu sâu sắc và rõ ràng hãy phân tích câu ra thành phần chính, gồm:

Chủ đề + [Tính chất / Hành động]
– Các bổ ngữ

– Bổ ngữ tiếng Nhật luôn đứng trước danh từ được bổ nghĩa giống tiếng Anh:

うつくしい景色けしき = beautiful scene
Nhưng ngược tiếng Việt: cảnh đẹp

– Có thể có nhiều bổ ngữ ngang hàng cùng bổ nghĩa cho một danh từ

うつくしい壮大そうだい景色けしき = beautiful and magnificent scene
cảnh đẹp  hùng vĩ

=> Khi dịch sang tiếng Việt hay tiếng Anh thì nên có “” (“and”).
– Có thể có bổ ngữ cho bổ ngữ hay thậm chí là bổ ngữ nhiều tầng

Quảng cáo giúp Tiếng Nhật Đơn Giản duy trì Website LUÔN MIỄN PHÍ
Xin lỗi vì đã làm phiền mọi người!

Mong rằng sau khi đọc hết bài viết này các bạn sẽ giúp các bạn học hà hiểu kỹ hơn về ngôn ngữ mình đang theo đuổi.
Nếu thấy hay đừng ngại chia sẻ cho mọi người nhé. Vì chia sẻ là Sức Mạnh

Tiengnhatdongian.com Để người Việt không sợ tiếng Nhật


Tác giả Tiếng Nhật Đơn Giản

📢 Trên con đường dẫn đến THÀNH CÔNG, không có DẤU CHÂN của những kẻ LƯỜI BIẾNG


Mình là người sáng lập và quản trị nội dung cho trang Tiếng Nhật Đơn Giản
Những bài viết trên trang Tiếng Nhật Đơn Giản đều là kiến thức, trải nghiệm thực tế, những điều mà mình học hỏi được từ chính những đồng nghiệp Người Nhật của mình.

Hy vọng rằng kinh nghiệm mà mình có được sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tiếng nhật, cũng như văn hóa, con người nhật bản. TIẾNG NHẬT ĐƠN GIẢN !

+ Xem thêm