[Ngữ pháp N4] Phân biệt Câu điều kiện「~たら」và「~ば」

bình luận JLPT N4, Ngữ pháp N4, (5/5)
Đăng ký JLPT online 12/2023
「~たら」cũng giống như「~ば」là mẫu câu thuộc thể điều kiện (条件形じょうけんけい). Mẫu câu này diễn đạt với một điều kiện nhất định  nào đó, thì việc gì sẽ xảy ra: “Nếu A thì B”
PHÂN BIỆT 「~たら」và「~ば」

Tuy nhiên có một vài điểm khác nhau như sau:

1.「~たら」diễn đạt giả định/ điều kiện chỉ xảy ra một lần, vế kết quả quan trọng hơn vế điều kiện.

① あしたあめだったら、でかけない。
→ Nếu mai mưa thì tôi sẽ không ra ngoài.
(Điều kiện này chỉ đúng với trường hợp ngày mai, còn với ngày khác thì chưa chắc. Và kết quả của “nếu mai mưa” là “tôi sẽ không ra ngoài”, kết quả này có thể khác trong những lần sau)

② ひまだったら、みにこう。
→ Nếu cậu rảnh thì đi nhậu đi.
(Điều kiện này xảy ra tại thời điểm nói, thấy bạn rảnh nên người nói rủ đi nhậu. Nếu vào ngày khác có thể sẽ là một hoạt động khác. Vế kết quả trong câu này được nhấn mạnh hơn)
Quảng cáo giúp Tiếng Nhật Đơn Giản duy trì Website LUÔN MIỄN PHÍ
Xin lỗi vì đã làm phiền mọi người!
2.「~ば」diễn đạt điều kiện/ giả định mang tính nhất quán, có thể xảy ra nhiều lần hoặc liên tục. Vế điều kiện quan trọng hơn vế kết quả.

① やすければ、います。
→ Nếu rẻ thì tôi sẽ mua.
(Có thể không chỉ lần này mà các lần khác nếu thấy rẻ tôi cũng sẽ mua. Vế điều kiện “nếu rẻ” quan trọng vì nó quyết định có mua hay không)

② 日本にほん新聞しんぶんを よくめば、漢字かんじがじょうずになりますよ。
→  Nếu mà thường xuyên đọc báo tiếng Nhật thì sẽ giỏi kanji hơn đấy.
(Điều kiện này gần như là luôn đúng, không nhất thiết chỉ xảy ra một lần, và vế điều kiện “đọc báo tiếng Nhật” quan trọng vì nó quyết định kết quả là “giỏi kanji”)

Tuy nhiên 「~ば」cũng có thể dùng với các điều kiện chỉ xảy ra một lần (tức là 「~ば」có cách dùng giống 「~たら」nhưng nghĩa rộng hơn, diễn tả được cả những điều kiện khác nữa như đã nói ở trên)

Ví dụ ta cũng có thể nói: ひまであれば、みにこう。
3. 「~ば」hay dùng trong các câu thành ngữ, tục ngữ.

① そなえあればうれいなし
→ Nếu có chuẩn bị thì sẽ không lo lắng → Cẩn tắc vô áy náy (そなえ: そなえ : sự chuẩn bị、うれい: うれい : ưu phiền, lo âu)

4. 「~たら」có thể dùng để diễn tả hai sự việc liên kết nhau về mặt thời gian. Trong trường hợp này nó không mang nghĩa là điều kiện nữa mà là hai sự việc xảy ra trước sau. Ở đây vế 「~たら」biểu thị hành động đã hoàn thành trước, vế sau biểu thị hành động sau đó.

① おさけんだら、きもちがわるくなりました。
→ Uống rượu xong thì đã cảm thấy khó chịu.
( きもちがわるい : tâm trạng không tốt/ cảm thấy khó chịu)

② 洗濯せんたくを したら、しろいシャツ が ピンク になりました。
→ Vừa giặt xong thì cái áo sơ mi trắng chuyển thành màu hồng. (洗濯せんたくする : giặt)

③ 田中たなかさんに手紙てがみを だしたら、すぐに返事へんじがきました。
→ Vừa gửi thư cho anh Tanaka xong đã nhận được ngay hồi âm. 返事へんじ: へんじ : hồi âm、す: だす : gửi)

④ かれたら、会議かいぎを はじめます。
→ Khi anh ta đến thì sẽ bắt đầu họp.
Quảng cáo giúp Tiếng Nhật Đơn Giản duy trì Website LUÔN MIỄN PHÍ
Xin lỗi vì đã làm phiền mọi người!

Tác giả Tiếng Nhật Đơn Giản

📢 Trên con đường dẫn đến THÀNH CÔNG, không có DẤU CHÂN của những kẻ LƯỜI BIẾNG


Mình là người sáng lập và quản trị nội dung cho trang Tiếng Nhật Đơn Giản
Những bài viết trên trang Tiếng Nhật Đơn Giản đều là kiến thức, trải nghiệm thực tế, những điều mà mình học hỏi được từ chính những đồng nghiệp Người Nhật của mình.

Hy vọng rằng kinh nghiệm mà mình có được sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tiếng nhật, cũng như văn hóa, con người nhật bản. TIẾNG NHẬT ĐƠN GIẢN !

+ Xem thêm