Cấu trúc
Danh từ 1 + に対する + Danh từ 2
Cách dùng / Ý nghĩa
- ① Được sử dụng để diễn tả đối tượng được tác động hoặc hướng về của một hành vi, thái độ, hoặc tình cảm, cảm xúc v.v. (đưa ra 1 đối tượng để thể hiện thái độ, ý kiến). Có thể hiểu chữ 対 ở đây là “Đối” trong “Đối tượng”.
- ② Diễn tả sự đối lập hoặc tương phản, khác hẳn nhau giữa hai đối tượng được đưa ra. Có thể hiểu chữ 対 ở đây là “Đối” trong “Đối lập”.
- ③ Đi với từ chỉ số lượng
Xin lỗi vì đã làm phiền mọi người!
Chú ý
☛「~に対しては~」lấy đối tượng được tác động/hướng đến làm chủ đề để miêu tả.
☛「~に対しても~」nhấn mạnh đối tượng (đối với ngay cả….)
☛「~に対する + N」「~に対しての + N」là hình thức kết nối hai danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đi
Cách dùng 1 : Để chỉ đối tượng mà hành động trong câu hướng về
quan điểm. Vế sau là câu thể hiện hành vi, thái độ, cảm xúc trực tiếp đối với đối tượng trước đó.
– Thường được dịch là : Đối với…/ Hướng về…(người, sự vật, sự việc nào đó)
① 目上の人に対して、敬語を使うようにしている。
→ Tôi (cố gắng) dùng kính ngữ với người bề trên.
② 発表に対して、質問がある方どうぞ。
→ Mời quý vị đặt câu hỏi đối với bài phát biểu.
③ 発表に対する質問は、この紙に書いてください。
→ Xin hãy viết câu hỏi đối với bài phát biểu vào giấy này.
④ お客様に対して、失礼なこと を言ってはいけません。
→ Đối với khách hàng thì không được nói những lời thất lễ.
Cách dùng 2 : Diễn tả sự đối lập hoặc tương phản
– Thường được dịch: Ngược lại… / Trái lại…
③ あの二人はふたごなのに、兄はおとなしいのに対して、弟はよくしゃべる。
→ Dù hai người đó là anh em sinh đôi, người anh thì trầm tính còn người em thì nói rất nhiều.
④ 近所の スーパー は夜11時閉店なのに対し、コンビニ は 24時間営業だ。
→ Siêu thị gần đây chỉ mở đến 11 giờ tối nhưng cửa hàng tiện lợi mở cửa suốt 24 giờ.
⑤ この映画は海外では人気があるのに対して、日本国内ではそうでもない。
→ Bộ phim đó nổi tiếng ở nước ngoài nhưng ở trong nước Nhật thì không hẳn thế.
⑥ 一般に、日本の若者は洋食を好む。それに対して、中高年は和食を好む。
→ Nói chung, giới trẻ Nhật Bản chuộng đồ ăn Tây. Tuy nhiên giới trung cao niên thì lại chuộng đồ ăn Nhật Bản.
⑦ やる気がなかった前の会長に対して、新しい会長は素晴らしい行動力がある。
→ Đối lập với vị chủ tịch trước không có động lực làm việc, chủ tịch mới có năng lực tuyệt vời.
⑧ うちでは、父は感情が激しいのに対して、母は穏やかな性格です。
→ Ở nhà, đối lập với bố cảm xúc lúc nào cũng mạnh mẽ, mẹ lại có tính cách nhẹ nhàng
Xin lỗi vì đã làm phiền mọi người!
Cách dùng 3 : Đi với từ chỉ số lượng
NÂNG CAO
Phía sau thường là những từ thể hiện mối quan hệ đối lập như 反抗 (phản kháng)、反論 (phản đối)、抗議 (kháng nghị) v.v.